< Sách cũ, còn tốt và là sách gốc từ nhà xuất bản. Sách được chọn ngẫu nhiên trong kho , bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của REBO >
Phẩm Cách Cha Mẹ
*Đã bán 90 vạn bản tại Nhật Bản
* “Bằng việc nuôi dạy con, bản thân cha mẹ cũng sẽ trưởng thành” (Bando Mariko)
Tác giả và tác phẩm
Tác giả:Bando Mariko
Cuốn sách Phẩm cách cha mẹ của tác giả Bando Mariko gồm 7 chương: Giáo dục sinh mệnh (bắt đầu từ lời chào hỏi, đến việc cả gia đình cùng ăn cơm, cùng con ca hát, đọc sách, khám phá thiên nhiên); Giáo dục phép tắc cư xử (cho con giúp đỡ cha mẹ, tạo cho con thói quen sinh hoạt tốt...); Giáo dục nhân tính (luôn giữ lời hứa, khiêm tốn vừa phải, giúp con tự tin...); Sự tiếp xúc với trường học, Giáo dục trẻ tuổi teen; Cách tiếp cận thông tin; Duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi các con đã trưởng thành;
Sự kì vọng của cha mẹ đối với con cái là rất nhiều nhưng theo tác giả, phần lớn cha mẹ đều mong con mình trở thành thành viên của xã hội có thể sống độc lập, và có cuộc sống hạnh phúc: “Cha mẹ vì quá yêu thương con mà có xu hướng chăm sóc con quá mức nhưng việc nuôi dạy con để con có thể tự làm được những việc của bản thân là một trong những mục tiêu cơ bản của việc nuôi dạy con. Tự lập không phải là sự cô độc. Khi trẻ có thể sống mà không cần dựa dẫm vào người khác thì trẻ cũng sẽ có thể giúp đỡ những người khác bằng chính năng lực đó. Nếu như trẻ chỉ tiếp nhận sự giúp đỡ của người khác không thôi thì sẽ không thể hình thành được năng lực ấy.”
Lẽ sống và giá trị quan của cha mẹ sẽ phần nào thể hiện qua việc nuôi dạy con cái. Quá trình nuôi dạy con cái cũng là quá trình cha mẹ hoàn thiện mình hơn. Vì vậy trước khi kì vọng ở con cái cha mẹ phải là người có phẩm cách.
Cũng giống như Fujiwara Masahiko, tác giả cuốn PHẨM CÁCH QUỐC GIA, bà Bando Mariko rất quan tâm đến việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và tạo thói quen đọc sách cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Dù có đang cư trú ở nước ngoài đi chăng nữa thì cha mẹ Nhật cũng nên dùng tiếng mẹ đẻ trong gia đình. Bà cho rằng “trẻ con rất cần sử dụng tiếng Nhật cho thật chuẩn. Bởi vì nếu như trẻ không sử dụng tiếng Nhật chuẩn thì có khả năng “identity”, thứ là nền tảng cho sự tồn tại của bản thân sẽ bị mất đi” “Nếu như không có nền tảng tốt thì tòa nhà lộng lẫy xây trên đó cũng không thể nào vững được”.
“Một trong những niềm vui khi có con là cha mẹ có thể trải nghiệm gián tiếp thời thơ ấu của mình mà bản thân đã quên. Khi nhìn những hành động của con cha mẹ sẽ nhớ ra rằng “hồi đó mình cũng đã từng rất coi trọng thứ quý giá đó”, “mình đã từng rất thích cuốn sách ấy”, “mình đã rất thích trò lội bì bõm trong vũng nước”. Khi cha mẹ cùng hát với con bài hát mà hồi nhỏ mình thích cha mẹ sẽ lấy lại được sự trẻ trung của mình thời trẻ. Hãy cùng hát với con những bài hát mà mình thích. Những bài hát ru không chỉ tạo cho con có được cảm giác bình yên mà nó còn làm dịu lòng cha mẹ.”
(Trích PHẨM CÁCH CHA MẸ)
Dư luận
Cũng giống như phẩm cách phụ nữ, một cuốn sách có nội dung rất thuyết phục.
Kato Aiko
Tôi đã đọc cuốn sách cho dù không có con. Cuốn sách là tài liệu tham khảo viết về chuyện trở thành cha mẹ quan trọng như thế nào, cha mẹ cần phải có tư thế như thế nào cũng như sự trưởng thành trong tư cách con người. Khi có con tôi sẽ đọc lại một lần nữa.
Takuma
Gần đây có rất nhiều tin tức về các vụ ngược đãi trẻ em. Có lẽ do ảnh hưởng của nó chăng mà khi thấy cuốn sách tôi đã cầm lấy. Quá nhiều thứ tôi đã nhận ra. Tôi nghĩ rằng có thể tôi không phải là người cha tốt nhưng sẽ không trở thành người cha hèn kém.
Shonan Roman
Nếu như làm được như những gì viết ở đây thì sẽ tuyệt vời biết bao. Con của chúng tôi đã 18 tuổi. Nhưng tôi không nghĩ đã quá muộn để đọc nó. Trái lại nó đã dạy cho tôi những việc từ giờ trở đi mình có thể làm được, cách tiếp xúc với với cha mẹ mình cũng như những điều mình cần để ý tới.
Usagi
Chẳng phải là điều gì mới mẻ nhưngliệu rằng bản thân mình có làm được không? Cuốn sách hay ở chỗ làm cho người ta vừa đọc vừa nghĩ như thế.
Taka
Nó không mới nhưng đã trở thành duyên cớ khiến tôi sửa đổi lại đời sống hàng ngày của bản thân mình.
Okatsu
Một cuốn sách khiến tôi phản tỉnh thật nhiều và thấy thuyết phục. Tôi muốn lưu nó trong tim để dạy con.
Takomaru
Tác giả: Bando Mariko
Bà sinh năm 1946 tại tỉnh Toyama. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, năm 1969 bà vào làm việc cho phủ thủ tướng Nhật Bản. Bà đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền như Trưởng ban xúc tiến bình đẳng giới (1994), Tổng lãnh sự quán Nhật Bản đặt tại thành phố Brisbane của nước Úc (1998). Từ năm 1995 đến năm 1998 bà đảm nhiệm chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Saitama.
Năm 2004 bà trở thành giáo sư Đại học nữ sinh Showa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa phụ nữ Đại học Showa. Năm 2005 bà trở thành Hiệu phó Đại học nữ sinh Showa và đến năm 2007 thì trở thành Hiệu trưởng.Từ năm 2016 tới nay bà là Chủ tịch hội đồng quản trị Đại học nữ sinh Showa.
Các tác phẩm chính:
Thời đại gia đình mới (Chuko Shinsho, 1987)
Hướng đến xã hội nam nữ cùng tham gia (Seiso Shobo, 2004)
Phẩm cách của phụ nữ (PHP Shinsho, 2006)
Hạnh phúc của phụ nữ (PHP Shisho, 2010)
Và nhiều tác phẩm khác.
Dịch giả: Nguyễn Quốc Vương
Hiện đang là Nghiên cứu sinh ngành Giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa (Nhật Bản)
Tác phẩm đã xuất bản:
Các tác phẩm đã dịch:
Cải cách giáo dục Nhật Bản - Ozaki Mugen, NXB Từ điển Bách Khoa và Thaihabooks, 2014
Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, NXB Phụ nữ và Công ty cổ phần Sách Truyền thông Quảng Văn, 2016
Hướng dẫn học tập môn xã hội, tập 1, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học Công nghệ Nhật Bản, NXB Đại học Sư Phạm, 2016
Hướng dẫn học tập môn xã hội, tập 2, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học Công nghệ Nhật Bản, NXB Đại học Sư Phạm, 2017
Tác phẩm sáng tác:
Điều bí mật trong vườn (thơ), NXB Văn học, 2015.
Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, NXB Phụ nữ, 2016
Môn Sử không chán như em tưởng, NXB Phụ nữ, 2017
Mùi của cố hương, NXB Phụ nữ, 2017
Đi tìm triết lý giáo dục