< Sách cũ, còn tốt và là sách gốc từ nhà xuất bản. Sách được chọn ngẫu nhiên trong kho , bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của REBO >
Khi người ta nhận ra rằng thiếu hẳn mảng tư liệu về tiểu sử của Paul Doumer và kéo theo đó là sự thiếu hiểu biết về một nhân vật, dù gì đi nữa cũng đã chiếm một vị trí trọng yếu, một nhân vật mà dẫu đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu tại Đông Dương cũng như trên sân khấu chính trị của chính quốc nhưng giờ lại đang bị lãng quên, thì khi đó ta hẳn sẽ thấy sự cần thiết của cuốn sách Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa.
Vấn đề thuộc địa nổi lên trong đời sống chính trị nước Pháp cho tới tận cuộc chiến 1914, đồng thời cũng khơi nguồn cho nhiều thiên hướng cá nhân, trong đó thiên hướng của Paul Doumer hẳn là một minh chứng ấn tượng nhất. Quả vậy, trước khi ông được giao trọng trách cao nhất của Nhà nước Pháp năm 1931 thì ngay từ năm 1897, ông mới 39 tuổi, đã trở thành một trong những Toàn quyền Đông Dương trẻ nhất nước Pháp cho tới thời điểm đó.
Vậy thì sau những bối cảnh cụ thể nào mà Paul Doumer đã được cử tới Đông Dương? Và làm thế nào mà chỉ trong vòng năm năm chuyển giao giữa hai thế kỷ, từ năm 1897 tới năm 1902, thôi ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm đến như vậy tại Đông Dương, thậm chí vẫn còn rất hiện hữu ngày hôm nay?
Viết cuốn lịch sử lý thú này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Bộ Thuộc Địa và các kho tư liệu của Chính quyền Đông Dương được chuyển về lưu trữ ở Pháp, Amaury Lorin đã làm sáng tỏ một trang sử thuộc địa Pháp, cho đến nay chưa được nhiều người hiểu một cách tường tận một thời kỳ tồn tại đan xen những khoảng tối, sáng lẫn lộn, đặc biệt nổi lên một nhân vật đầy phức tạp với một nghị lực đáng kinh ngạc và một sự nghiệp có một không hai.
Cuốn sách này sẽ cố gắng góp phần giúp mọi người có thêm nhiều hiểu biết về một giai đoạn giao thời đặc biệt, về một giai đoạn bản lề hết sức đặc biệt xét ở mọi phương diện đối với lịch sử của Việt Nam, Campuchia, Lào trong thời kỳ thuộc địa, và rộng hơn nữa là đối với lịch sử của nước Pháp thực dân: đó chính là thời khắc thiết lập bộ máy khai thác hợp lý và hiệu quả trên cõi Đông Dương sau khi cuộc chinh phục quân sự kết thúc (mà sau này được thay bằng từ bình định) và trước khi sứ mệnh kiến thiết bắt đầu.
+TÁC GIẢ:
Amaury Lorin sinh năm 1972 tại Angers (Pháp). Tốt nghiệp cao học ngành Sử học đương đại (Viện Nghiên cứu Chính trị Paris - IEP), đã thực hiện nhiều chuyến đi khảo cứu tại các nước Đông Dương cũ, đặc biệt tại Việt Nam và Campuchia. Hiện là Tiến sĩ lịch sử tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris.