< Sách cũ, còn tốt và là sách gốc từ nhà xuất bản. Sách được chọn ngẫu nhiên trong kho , bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của REBO >
Kazutaka Hashimoto tốt nghiệp Đại học Hosei, sau đó lấy bằng Tiến sĩ Đại học Nagoya. Ông từng làm việc tại Trung tâm Thông tin Người tiêu dùng Quốc gia tại Đại học Fukushima. Hiện nay ông là người đứng đầu các chương trình đào tạo xã hội học và là Giáo sư tại Khoa Xã hội học Ứng dụng của Đại học Kanto Gakuin. Năm 1999, ông là giảng viên thỉnh giảng tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Trung tâm Xã hội và Nhân văn Quốc gia tại Hà Nội, Việt Nam. Kazutaka Hashimoto
là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về xã hội học, trong đó có cuốn "Tìm hiểu về Nhật Bản, Singapore và Việt Nam".
Cuốn sách "Nghĩ về châu Á - Nghĩ về khu vực dưới góc nhìn xã hội học" được biên tập từ những bài viết chọn lọc của Kazutaka Hashimoto sau năm 1990, liên quan đến xã hội học, xã hội Nhật Bản, những bài viết mang màu sắc nghiên cứu liên quan đến Đông Nam Á và Việt Nam. Chủ đề của các bài viết trong cuốn sách khá đa dạng, từ mạng xã hội, xã hội học thời đại giải trí, những đặc trưng của xã hội Nhật Bản hiện đại, điện ảnh châu Á, xã hội học Đông Nam Á (Philippines, Singapore, Việt Nam), văn hóa giao tiếp. Vẫn với lối viết cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, cuốn sách của Kazutaka Hashimoto sẽ đem đến cho độc giả những góc nhìn xã hội học tương đối đầy đủ, sâu sắc về các vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện đại và xã hội Nhật Bản, Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Có những vấn đề đã biết sẽ được đào sâu, phân tích và mổ xẻ dưới góc nhìn khách quan và thực tế của xã hội học. Có những vấn đề quen thuộc đến nỗi tưởng là chân lý nhưng qua những bài viết cả Kazutaka Hashimoto sẽ được bóc tách, lật lại để lộ ra những góc cạnh ít người biết đến. Với cuốn sách này, tác giả hy vọng có thể làm thay đổi một sách suy nghĩ nào đó của độc giả, hay ít nhất chỉ là thay thế cho một liều an thần giúp bạn ngủ ngon hơn.
“Cảm nghĩ của tôi về Việt Nam là, đây có thực sự là một quốc gia rất năng nổ, khác hẳn hình dung của tôi? Những đứa trẻ đường phố xuất hiện trên cả các đường phố thành phố Hồ Chí Minh và sân bay Hà Nội. (Thật ra chúng là những đứa trẻ bán hàng rong, không phải là những đứa trẻ đường phố). Rồi còn cả lượng xe máy Honda khổng lồ, nhiệt huyết của con người khiến cho tôi có cảm giác nơi đây không hề giống với một quốc gia chậm phát triển, nó thực sự là một nước đang phát triển.
Quan sát từ góc nhìn của Việt Nam, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế vượt trội tại châu Á. Nhưng có thật sự là vậy không? Mặt trái của sự phát triển kinh tế của Tokyo và Yokohama chính là tình trạng kiệt quệ của các vùng nông thôn và ngành nông nghiệp Nhật Bản. Việt Nam là một nước có 80% dân số làm nghề nông. Còn Nhật Bản, vào năm 1996 chỉ có 5,5% lao động làm nông lâm thủy sản, trong khi đó, dân số ở nông thôn chiếm tới 22%.
Tôi rất mong Việt Nam sẽ không chỉ hướng theo sự phát triển của Nhật Bản, mà hãy xem Nhật Bản như một tấm gương phản chiếu để phấn đấu”.