< Sách cũ, còn tốt và là sách gốc từ nhà xuất bản. Sách được chọn ngẫu nhiên trong kho , bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của REBO >
“Các dãy làng quanh thành có tên là Kẻ Bưởi, Kẻ Mọc, Kẻ Lủ, Kẻ Mơ, thì bà con nông thôn cũng hay gọi Hà Nội là “Kẻ Chợ”. Vì là kẻ chợ, nên lịch lãm có khi hóa ra kênh kiệu, buôn bán cũng có lúc lá phải, lá trái.
Nhưng ‘người Tràng An’ rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau, ‘biết nhịn’, ‘biết nể’, ‘biết ngượng’, ‘suy bụng ta ra bụng người’. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý, không ‘bỏ được lòng nhau’ [...]
Khách nhà quê ra, đi mãi, nóng, nhọc thì thấy ngay bên đường một vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ ‘thanh lịch’.
Và khi đón bà con các tỉnh về, tiếp các khách phương xa đến, người ta nhắc nhau giữ lấy ‘vẻ thanh lịch của người Tràng An’.”